Lập kế hoạch marketing – Mọi doanh nghiệp muốn bán sản phẩm của mình đều cần phải lên kế hoạch tiếp cận thị trường thật chi tiết. Đó là lý do tại sao một bản kế hoạch Marketing lại quan trọng đến như vậy.
Wsbmarketing.com sẽ giới thiệu cho bạn cách để lập kế hoạch Marketing hiệu quả và chi tiết nhất.
Lập Kế hoạch marketing là gì?
– Marketing – bộ phận không thể thiếu trong quá trình bán hàng, đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra ngoài thị trường tiêu thụ.
– Có nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing, hãy cùng dựa vào định nghĩa được đặt ra bởi ông tổ Marketing hiện đại – Philip Kotler : “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn thông qua trao đổi.”
– Có thể nói Marketing là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Marketing quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó trên thị trường tiêu thụ sản phẩm.
– Dưới sự phát triển ồ ạt của thị trường với hàng trăm, hàng ngàn các doanh nghiệp khác nhau, Marketing cũng phát triển dưới nhiều hình thức.
– Một kế hoạch Marketing (hay còn gọi là Marketing Plan) cụ thể, bài bản sẽ bao gồm các mục tiêu quảng bá được sắp xếp có trật tự thời gian nhất định về phương thức hoạt động, kết quả cần đạt được và vả những phương án dự phòng.
– Đây cũng là một phương thức hữu hiệu để kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
– Mọi doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài đều cần có một hoặc nhiều kế hoạch Marketing.
Lợi ích của một lập kế hoạch Marketing bài bản
– Kế hoạch Marketing có lẽ là một trong những bản kế hoạch chi tiết nhất bạn cần phải lập ra trước mỗi một chiến dịch.
– Có thể nói đây là “khung xương” của bất cứ hoạt động quảng bá nào bạn muốn làm với sản phẩm của mình.
– Lập kế hoạch Marketing càng rõ ràng, bạn càng có nhiều lợi thế hơn trong quá trình định vị thương hiệu doanh nghiệp.
– Vậy một bản kế hoạch Marketing chi tiết sẽ giúp bạn như thế nào?
Xác định đúng thị trường mục tiêu: Nhận định đúng thị trường mình sẽ giới thiệu sản phẩm sẽ giúp bạn hiểu được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng đúng cái họ muốn.
Tìm hiểu rõ ràng về đối thủ: trong một thị trường, tất cả các sản phẩm còn lại đều là đối thủ của bạn. Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn.
Nhận định sản phẩm của bạn: lập kế hoạch Marketing giúp bạn có thể nhận định rõ ràng hơn về vị trí sản phẩm của mình để đánh giá khả năng cạnh tranh.
Đo lường cụ thể: bạn sẽ kiểm soát tốt hơn các hoạt động tiếp thị của mình dựa trên mốc thời gian đã lập sẵn.
Chiến lược cụ thể: mọi hoạt động sẽ được lên kế hoạch sẵn giúp bạn có thể hiểu và đưa ra các bước đi cụ thể, hợp lý tùy theo sự thay đổi của thị trường.
Tạo định hướng đúng đắn và giúp các thành viên có động lực làm việc.
Lập kế hoạch Marketing thông minh
– Một kế hoạch Marketing tùy thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của sản phẩm sẽ có các dung lượng khác nhau.
– Dưới đây là những danh mục cơ bản cần được thể hiện trên một bản kế hoạch Marketing bài bản.
Tóm tắt hoạt động (Executive summary)
– Đây là phần đầu tiên cần được thể hiện trên một bản kế hoạch Marketing.
– Bạn cần phải trình bày ngắn gọn mục tiêu, các phần liên quan sẽ có trong bản kế hoạch này để các bộ phận thực hiện có thể nắm rõ hoạt động và vai trò của mình.
– Các nhà quản trị từ phần tóm tắt này có thể hình dung tổng quan về quá trình Marketing của toàn bộ dự án.
Tình trạng Marketing hiện nay (Current marketing situation)
– Có 5 khía cạnh bạn cần cập nhập ở danh mục này. Đây sẽ là những thông tin cơ bản nhất về thị trường và sản phẩm.
Market situation: các dữ liệu về thị trường mục tiêu bao gồm đối tượng, khuynh hướng tiêu dùng phổ biến, mức tăng trưởng của thị trường,…
Product Situation: các thông tin về sản phẩm, mức giá đặt ra, lợi nhuận ước tính đạt được,…
Competitive Situation: quy mô, sản phẩm, chiến dịch Marketing của những sản phẩm đối thủ trên thị trường để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Distribution Situation: phân tích các kênh phân phối của thị trường hiện tại, đánh giá tính hiệu quả của mỗi kênh.
Microenvironment Situation: khuynh hướng vĩ mô xét theo các khía cạnh về xã hội, chính trị, dân số, văn hóa,… sẽ có thể tác động đến sản phẩm của bạn.
Phân tích cơ hội và vấn đề (Opportunity and Issue Analysis)
Opportunity Threats Analysis: phân tích rõ đâu là cơ hội cần nắm bắt, đâu là thử thách cần giải quyết, vượt qua.
Strengths/Weaknesses Analysis: phân tích điểm mạnh điểm yếu một cách trực quan về sản phẩm chính của chiến dịch.
Issues Analysis: dựa vào một loạt các đánh giá và phân tích trên, bạn cần đưa ra phân tích và đánh giá khái quát nhất các vấn đề cần phải giải quyết.
Các mục tiêu (Objectives)
– Có hai mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất mà bất cứ bản kế hoạch Marketing nào cũng cần phải có là Financial Objectives và Marketing Objectives.
Marketing Objectives: các mục tiêu mà quá trình quảng bá cần đạt được: tỷ lệ phủ sóng của sản phẩm, sự đa dạng của các kênh phân phối, ấn tượng với người tiêu dùng,…
Financial Objectives: các mục tiêu về tài chính cần đạt được: lợi nhuận từ sản phẩm, tỷ lệ hoàn vốn khả thi,…
Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)
– Đây là phần trọng tâm và là linh hồn của mỗi bản kế hoạch Marketing.
– Nội dung phần này bao gồm những hành động chi tiết trong quá trình quảng bá và phân phối sản phẩm sẽ theo suốt trong quá trình diễn ra chiến dịch.
các vấn đề cơ bản cần được làm rõ như:
Lựa chọn thị trường mục tiêu (Target Marketing)
Định vị sản phẩm (Positioning)
Dòng sản phẩm chính (Product Line)
Giá cả (Price)
Các đơn vị phân phối (Distribution Outlets)
Lực lượng bán hàng (Salesforce)
Dịch vụ (Service)
Quảng cáo sản phẩm (Advertising)
Chương trình khuyến mãi (Sales Promotion)
Nguyên cứu và phát triển sản phẩm (Research and Development)
Chương trình hành động (Action Programs)
– Những hoạt động theo từng bộ phận cụ thể.
– Phần khung xương quang trong trả lời cho từng câu hỏi: công việc này là của ai?, khi nào thực hiện công đoạn này?, chi phí phát sinh cho công đoạn này là bao nhiêu?,…
Dự tính lỗ lãi (Projected Profit-and-Loss Statement)
– Cân nhắc và đưa ra các con số dự trù chính sách cho ngân sách doanh nghiệp.
– Dự báo tình hình lỗ lãi, đưa ra các kịch bản về những trường hợp có thể xảy ra, chi phí chi trả cho nhân viên,… là những gì cần có trong bảng ngân sách này.
Kiểm soát(Controls)
– Theo sát và ghi lại những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch.
– Đưa ra các giải pháp cụ thể (nếu có) để hoàn thiện bản kế hoạch.
Một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh là việc không đơn giản và cần rất nhiều kinh nghiệm thực chiến. Hãy truy cập Wsbmarketing.com để có thể lập kế hoạch Marketing bài bản và có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hay ho này.
Xem thêm : Marketing – Wikipedia tiếng Việt