Ma trận BCG – Ma trận BCG được các nhà quản trị cấp cao của công ty sử dụng trong việc ra các quyết định chiến lược kinh doanh. Vậy ma trận BCG có những lợi ích gì mà được sử dụng phổ biến như thế? Chúng ta cùng theo dõi bài viết của Wsbmarketing dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Growth–share matrix – Wikipedia

Ma trận BCG là gì?
Ma trận BCG là gì?
BCG là tên viết tắt của cụm từ Boston Consulting Group. Nó được xây dựng giúp cho doanh nghiệp phân loại được các SBU chiến lược cho việc tăng trưởng thị phần và phát triển công ty.
Ma trận BCG được thiết lập gồm mấy biến số chiến lược
Ma trận BCG được thiết lập gồm 2 biến số chiến lược:
– Tốc độ tăng trưởng của ngành: Chỉ có các SBU trong ngành có mức tăng trưởng cao mới có khả năng giảm chi phí và do đó cho phép xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Ngược lại, những hoạt động đã ổn định thì chi phí và thị phần đã cố định.
– Thị phần tương đối trong ngành: Mức thị phần tương đối được tính theo tỷ lệ thị phần của SBU của doanh nghiệp trong một ngành hàng cụ thể so với thị phần của công ty cạnh tranh lớn nhất nắm giữ trong ngành hàng đó. Nó thể hiện vị thế cạnh tranh của SBU của doanh nghiệp trên thị trường.

Ma trận BCG được thiết lập gồm mấy biến số chiến lược
Cách xây dựng ma trận BCG
– Dấu hỏi: Các SBU nằm trong ô thứ 1 có mức thị phần tương đối thấp, cạnh tranh trong ngành ít, chưa có tỷ lệ tăng trưởng cao. Nhu cầu tiền mặt của hoạt động này nhìn chung tương đối cao nhưng doanh thu lại tương đối thấp. Những SBU này được gọi là dấu chấm hỏi vì công ty phải quyết định có nên củng cố bằng việc theo đuổi một chiến lược tập trung không hay là bán lại?
– Ngôi sao: Các SBU trong ô thứ hai thể hiện những cơ hội làm ăn lâu dài tốt nhất cho công ty, cho sự tăng trưởng và khả năng sinh lời. Các hoạt động này có thị phần tương đối cao, tỷ lệ tăng trưởng cao của ngành sẽ nhận được sự đầu tư chắc chắn để duy trì và củng cố vị trí vững chắc của chúng. Ở ô này thường vận dụng các chiến lược tích hợp như: tích hợp về phía trước, tích hợp phía sau, tích hợp ngang; chiến lược cường độ như: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.
– Bò tiền: Các SBU nằm trong ô thứ 3 có mức thị phần tương đối cao và cạnh tranh trong ngành có tốc độ tăng trưởng thấp. Nó được gọi là “bò tiền” vì kiếm ra được rất nhiều tiền vượt quá nhu cầu sử dụng nó. Xu hướng là chuyển nhiều hoạt động từ ô “dấu hỏi” sang các ô “bò tiền” được rất nhiều nhà quản trị cấp cao. Các chiến lược cấp công ty được sử dụng trong ô này là: chiến lược đa dạng hóa và chiến lược phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, nếu một SBU nằm trong ô “bò tiền” bị yếu đi thì việc cắt giảm ngân sách chi tiêu hoặc loại bỏ nó sẽ trở nên thích hợp hơn.
– Con chó: Các SBU nằm trong ô thứ 4 của công ty có mức tăng trưởng thị phần tương đối thấp, cạnh tranh trong ngành thấp hoặc không còn khả năng tăng trưởng nữa. Do vị thế bên trong và bên ngoài kém nến các hoạt động này bị giải thể, bị co ngắn lại hoặc sắp xếp lại để loại bỏ một phần. Một khi các SBU được liệt vào ô “con chó”, các nhà quản trị phải đi theo mục tiêu chiến lược là giảm bớt chi tiêu. Nếu làm được điều này, rất nhiều “con chó” sẽ hồi phục sau cắt giảm chi tiêu và các đơn vị sẽ sống lại và sinh lời cho doanh nghiệp.

Cách xây dựng ma trận BCG
Lợi ích của việc sử dụng ma trận BCG
Các hoạt động kinh doanh chiến lược của một tổ chức sẽ phải cạnh tranh trong các lĩnh vực hoạt động ngành kinh doanh khác nhau. Vì mỗi SBU thường phải phát triển các chiến lược riêng biệt. Ma trận BCG được thiết kế nhằm tăng cường nỗ lực của các công ty đa chức năng trong xây dựng chiến lược.
Không chỉ thế, ma trận BCG còn cho thấy vị thế chiến lược giữa các SBU tương ứng với vị trí thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng của ngành. Mức thị phần tương đối mà SBU sẽ đạt được nằm trên trục hoành của ma trận BCG như thế nào.
Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng ma trận BCG là nó quan tâm đến vấn đề lưu thông tiền mặt, đặc điểm đầu tư và nhu cầu của các hoạt động khác nhau trong công ty. Qua thời gian, các SBU có thể phát triển và di chuyển từ vị trí “con chó” sang “dấu hỏi” tiếp đến là “ngôi sao” và cuối cùng là “bò tiền”, cứ như thế và tạo thành một vòng luân hồi giúp cho nhà quản trị có thể sử dụng các chiến lược hợp lí nhất cho các SBU và tạo khả năng sinh lời cho công ty.

Lợi ích của việc sử dụng ma trận BCG
Hạn chế của ma trận BCG
Mỗi công cụ phân tích chiến lược đều có những lợi ích nhất định và cũng tồn tại một số hạn chế. Ma trận BCG cũng không ngoại lệ, bên cạnh những lợi ích trình bày trên thì nó cũng có một số mặt hạn chế. Đơn cử như xác định mỗi SBU là “ngôi sao”, “bò tiền”, “con chó”, “dấu hỏi” là quá đơn giản, khiến nhiều SBU rơi vào ngay vị trí giữa của ma trận BCG, do đó gây khó khăn trong việc phân loại.
Một hạn chế khác của ma trận BCG có thể kể đến như việc không phản ánh được sự thay đổi theo thời gian mà nó chỉ là bức tranh chụp nhanh của tổ chức tại một thời điểm nào đó.
Hi vọng bài viết trên của Wsbmarketing đã giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về ma trận BCG và lợi ích của nó!