Xây Dựng Ma Trận BCG Đơn Giản Nhất
Ma trận BCG – Ma trận BCG được các nhà quản trị cấp cao của công ty sử dụng trong việc ra các quyết định chiến lược kinh doanh. Vậy ma trận BCG có những lợi ích gì mà được sử dụng phổ biến như thế? Chúng ta cùng theo dõi bài viết của Wsbmarketing dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Growth–share matrix – Wikipedia

Ma trận BCG là gì?
Ma trận BCG là gì?
BCG là tên viết tắt của cụm từ Boston Consulting Group. Nó được xây dựng giúp cho doanh nghiệp phân loại được các SBU chiến lược cho việc tăng trưởng thị phần và phát triển công ty.
Ma trận BCG được thiết lập gồm mấy biến số chiến lược
Ma trận BCG được thiết lập gồm 2 biến số chiến lược:
– Tốc độ tăng trưởng của ngành: Chỉ có các SBU trong ngành có mức tăng trưởng cao mới có khả năng giảm chi phí và do đó cho phép xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Ngược lại, những hoạt động đã ổn định thì chi phí và thị phần đã cố định.
– Thị phần tương đối trong ngành: Mức thị phần tương đối được tính theo tỷ lệ thị phần của SBU của doanh nghiệp trong một ngành hàng cụ thể so với thị phần của công ty cạnh tranh lớn nhất nắm giữ trong ngành hàng đó. Nó thể hiện vị thế cạnh tranh của SBU của doanh nghiệp trên thị trường.

Ma trận BCG được thiết lập gồm mấy biến số chiến lược
Cách xây dựng ma trận BCG
– Dấu hỏi: Các SBU nằm trong ô thứ 1 có mức thị phần tương đối thấp, cạnh tranh trong ngành ít, chưa có tỷ lệ tăng trưởng cao. Nhu cầu tiền mặt của hoạt động này nhìn chung tương đối cao nhưng doanh thu lại tương đối thấp. Những SBU này được gọi là dấu chấm hỏi vì công ty phải quyết định có nên củng cố bằng việc theo đuổi một chiến lược tập trung không hay là bán lại?
– Ngôi sao: Các SBU trong ô thứ hai thể hiện những cơ hội làm ăn lâu dài tốt nhất cho công ty, cho sự tăng trưởng và khả năng sinh lời. Các hoạt động này có thị phần tương đối cao, tỷ lệ tăng trưởng cao của ngành sẽ nhận được sự đầu tư chắc chắn để duy trì và củng cố vị trí vững chắc của chúng. Ở ô này thường vận dụng các chiến lược tích hợp như: tích hợp về phía trước, tích hợp phía sau, tích hợp ngang; chiến lược cường độ như: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.
– Bò tiền: Các SBU nằm trong ô thứ 3 có mức thị phần tương đối cao và cạnh tranh trong ngành có tốc độ tăng trưởng thấp. Nó được gọi là “bò tiền” vì kiếm ra được rất nhiều tiền vượt quá nhu cầu sử dụng nó. Xu hướng là chuyển nhiều hoạt động từ ô “dấu hỏi” sang các ô “bò tiền” được rất nhiều nhà quản trị cấp cao. Các chiến lược cấp công ty được sử dụng trong ô này là: chiến lược đa dạng hóa và chiến lược phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, nếu một SBU nằm trong ô “bò tiền” bị yếu đi thì việc cắt giảm ngân sách chi tiêu hoặc loại bỏ nó sẽ trở nên thích hợp hơn.
– Con chó: Các SBU nằm trong ô thứ 4 của công ty có mức tăng trưởng thị phần tương đối thấp, cạnh tranh trong ngành thấp hoặc không còn khả năng tăng trưởng nữa. Do vị thế bên trong và bên ngoài kém nến các hoạt động này bị giải thể, bị co ngắn lại hoặc sắp xếp lại để loại bỏ một phần. Một khi các SBU được liệt vào ô “con chó”, các nhà quản trị phải đi theo mục tiêu chiến lược là giảm bớt chi tiêu. Nếu làm được điều này, rất nhiều “con chó” sẽ hồi phục sau cắt giảm chi tiêu và các đơn vị sẽ sống lại và sinh lời cho doanh nghiệp.

Cách xây dựng ma trận BCG
Lợi ích của việc sử dụng ma trận BCG
Các hoạt động kinh doanh chiến lược của một tổ chức sẽ phải cạnh tranh trong các lĩnh vực hoạt động ngành kinh doanh khác nhau. Vì mỗi SBU thường phải phát triển các chiến lược riêng biệt. Ma trận BCG được thiết kế nhằm tăng cường nỗ lực của các công ty đa chức năng trong xây dựng chiến lược.
Không chỉ thế, ma trận BCG còn cho thấy vị thế chiến lược giữa các SBU tương ứng với vị trí thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng của ngành. Mức thị phần tương đối mà SBU sẽ đạt được nằm trên trục hoành của ma trận BCG như thế nào.
Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng ma trận BCG là nó quan tâm đến vấn đề lưu thông tiền mặt, đặc điểm đầu tư và nhu cầu của các hoạt động khác nhau trong công ty. Qua thời gian, các SBU có thể phát triển và di chuyển từ vị trí “con chó” sang “dấu hỏi” tiếp đến là “ngôi sao” và cuối cùng là “bò tiền”, cứ như thế và tạo thành một vòng luân hồi giúp cho nhà quản trị có thể sử dụng các chiến lược hợp lí nhất cho các SBU và tạo khả năng sinh lời cho công ty.

Lợi ích của việc sử dụng ma trận BCG
Hạn chế của ma trận BCG
Mỗi công cụ phân tích chiến lược đều có những lợi ích nhất định và cũng tồn tại một số hạn chế. Ma trận BCG cũng không ngoại lệ, bên cạnh những lợi ích trình bày trên thì nó cũng có một số mặt hạn chế. Đơn cử như xác định mỗi SBU là “ngôi sao”, “bò tiền”, “con chó”, “dấu hỏi” là quá đơn giản, khiến nhiều SBU rơi vào ngay vị trí giữa của ma trận BCG, do đó gây khó khăn trong việc phân loại.
Một hạn chế khác của ma trận BCG có thể kể đến như việc không phản ánh được sự thay đổi theo thời gian mà nó chỉ là bức tranh chụp nhanh của tổ chức tại một thời điểm nào đó.
Hi vọng bài viết trên của Wsbmarketing đã giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về ma trận BCG và lợi ích của nó!
05 giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông
Truyền thông là một trong những ngành quảng cáo đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhất. Tuy nhiên, trên hành trình chinh phục, chiếm lấy vị trí trong lòng khách hàng, bất kỳ ai cũng sẽ gặp những khó khăn, khủng hoảng. Wsbmarketing.com sẽ bật mí cho bạn đọc những kiến thức mới nhất nằm trọn bộ trong Brand 4.0 về cách xử lý khủng hoảng của truyền thông.

Sức mạnh của truyền thông
Sức mạnh của truyền thông
Truyền thông không còn là một cụm từ xa lạ với thời đại công nghệ 4.0, là một trong những công cụ của Marketing hiện đại.Truyền thông bao gồm có truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và truyền thông cá nhân.
Đây là quá trình trao đổi để thông tin, sản phẩm, hình ảnh hay dịch vụ của mình được nhiều người biết đến.
Sự thành công của truyền thông được đánh giá qua nhận thức trong tâm trí của mỗi người về những thứ mà con người muốn quảng cáo hay bán hàng.
Ngày nay, truyền thông lại càng có sức mạnh mạnh mẽ hơn khi hầu như tất cả mọi người đều quan tâm đến các vấn đề của xã hội, cũng như làn sóng mạng xã hội, các phương tiện trên công chúng đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Con đường đi đến tâm trí khách hàng nhanh nhất chỉ có bằng cách truyền thông. Đây là công cụ, phương tiện để truyền đạt ý nghĩa, mong muốn về thương hiệu và thông điệp mà doanh nghiệp muốn mang đến.
Tuy nhiên, không phải chỉ các doanh nghiệp lớn, các thương hiệu hàng đầu mới phải truyền thông mà trước đó họ cũng chỉ là những công ty, sản phẩm bình thường.
Câu hỏi đặt ra là liệu họ đã xây dựng một chiến lược truyền thông như thế nào để thương hiệu có thể trở lên nổi tiếng và thành công như thế? Đây có lẽ là một chặng đường dài không ít những thất bại.
Với các sức mạnh của truyền thông thì không gì là không thể xảy ra, bởi vậy trong Brand 4.0, truyền thông được xem là một trong những yếu tố đầu tiên mà bạn cần làm thật tốt, xây dựng hình ảnh để lưu đọng trong tâm trí khách hàng.
Xem thêm : Khủng hoảng truyền thông xã hội – Wikipedia tiếng Việt

Khủng hoảng truyền thông là gì?
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, khủng hoảng truyền thông là hình ảnh, thương hiệu của tổ chức đang bị đe dọa bởi các vấn đề như: khách hàng mất lòng tin, có những sự nghi ngờ trong hình ảnh hay chất lượng của sản phẩm.
Khủng hoảng truyền thông trong tiếng Anh được gọi là Social media crisis, đây được xem như một rủi ro mà tổ chức cần phải đưa ra cách giải quyết hiệu quả, không ảnh hưởng đến hình ảnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông, nhất là trong thời kỳ mà các thương hiệu đang cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

05 Bước xử lý khủng hoảng truyền thông
05 Bước xử lý khủng hoảng truyền thông
Xây dựng nhóm giải quyết vấn đề
Đứng trước tình hình xấu của tổ chức, người lãnh đạo cần đưa ra các quyết định sáng suốt. Trong bất cứ trường hợp nào, làm việc theo Teamwork cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Công việc đầu tiên của người lãnh đạo phải là lựa chọn ra một đội nhóm, những người có năng lực và kinh nghiệm về mảng này để có thể xây dựng một dự án mới khắc phục những rủi ro vừa xảy ra.
Người lãnh đạo cần lựa chọn kỹ càng để đảm bảo chất lượng công việc sau này sẽ hoàn thành tốt nhất.

Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Nghiên cứu nguyên nhân, hậu quả của rủi ro
Sau khi đội nhóm đã được thực hiện, tất cả cần có một cuộc họp lắng nghe ý kiến của mọi người phân tích, nghiên cứu kỹ về rủi ro.
Việc đánh ra và tìm ra nguyên nhân sẽ giúp công ty có thể định hướng rõ về những công việc cần làm tiếp theo.

Nghiên cứu nguyên nhân, hậu quả của rủi ro
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Bước tiếp theo cần làm sau khi đã làm rõ nguyên nhân của việc khủng hoảng truyền thông đó chính là giải quyết tạm thời vấn đề đang diễn ra.
Đây là những phương án để rủi ro có thể giảm bớt đi hậu quả mà nó gây ra.
Xây dựng kế hoạch truyền thông mới
Hãy biến những idea sáng tạo của mỗi cá nhân thành một mảnh ghép tạo nên kế hoạch truyền thông, xây dựng chiến lược tương lai hoàn hảo nhất.
Để không gặp phải những sai lầm tương tự, hãy nêu ra tất cả các khả năng rủi ro có thể xảy ra để loại bỏ hoặc đưa ra biện pháp dự phòng ngay sau đó.
Để an toàn và chắc chắn nhất, cần phải dàn dựng, thử nghiệm tình huống trước khi chính thức thực hiện.

Xây dựng kế hoạch truyền thông mới
Theo dõi và cập nhập kế hoạch thường xuyên
Truyền thông luôn luôn xoay chuyển mình theo xã hội, nên bạn cần phải nắm bắt, thông tin, cơ hội nhanh.
Hãy thường xuyên bàn bạc và đánh giá các bước phát triển khi đã bắt tay vào thực hiện. Nếu không hiệu quả cần phải thay đổi ngay.
Khủng hoảng truyền thông là một trong những tình trạng không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là đứng trước tình thế đó, bạn có đủ bản lĩnh để có thể khéo léo kéo nó lên trên vực cao hay không.
Wsbmarketing.com mong rằng, với những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, bạn đọc sẽ có thể trang bị thêm cho mình về những kỹ năng, thông tin cần thiết về truyền thông cũng như cách làm truyền thông hiệu quả nhất, tránh tối đa được các rủi ro.

Theo dõi và cập nhập kế hoạch thường xuyên
Lập kế hoạch marketing thông minh
Lập kế hoạch marketing – Mọi doanh nghiệp muốn bán sản phẩm của mình đều cần phải lên kế hoạch tiếp cận thị trường thật chi tiết. Đó là lý do tại sao một bản kế hoạch Marketing lại quan trọng đến như vậy.
Wsbmarketing.com sẽ giới thiệu cho bạn cách để lập kế hoạch Marketing hiệu quả và chi tiết nhất.

Lập kế hoạch marketing
Lập Kế hoạch marketing là gì?
– Marketing – bộ phận không thể thiếu trong quá trình bán hàng, đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra ngoài thị trường tiêu thụ.
– Có nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing, hãy cùng dựa vào định nghĩa được đặt ra bởi ông tổ Marketing hiện đại – Philip Kotler : “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn thông qua trao đổi.”
– Có thể nói Marketing là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Marketing quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó trên thị trường tiêu thụ sản phẩm.
– Dưới sự phát triển ồ ạt của thị trường với hàng trăm, hàng ngàn các doanh nghiệp khác nhau, Marketing cũng phát triển dưới nhiều hình thức.
– Một kế hoạch Marketing (hay còn gọi là Marketing Plan) cụ thể, bài bản sẽ bao gồm các mục tiêu quảng bá được sắp xếp có trật tự thời gian nhất định về phương thức hoạt động, kết quả cần đạt được và vả những phương án dự phòng.
– Đây cũng là một phương thức hữu hiệu để kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
– Mọi doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài đều cần có một hoặc nhiều kế hoạch Marketing.

Lập kế hoạch marketing
Lợi ích của một lập kế hoạch Marketing bài bản
– Kế hoạch Marketing có lẽ là một trong những bản kế hoạch chi tiết nhất bạn cần phải lập ra trước mỗi một chiến dịch.
– Có thể nói đây là “khung xương” của bất cứ hoạt động quảng bá nào bạn muốn làm với sản phẩm của mình.
– Lập kế hoạch Marketing càng rõ ràng, bạn càng có nhiều lợi thế hơn trong quá trình định vị thương hiệu doanh nghiệp.
– Vậy một bản kế hoạch Marketing chi tiết sẽ giúp bạn như thế nào?
Xác định đúng thị trường mục tiêu: Nhận định đúng thị trường mình sẽ giới thiệu sản phẩm sẽ giúp bạn hiểu được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng đúng cái họ muốn.
Tìm hiểu rõ ràng về đối thủ: trong một thị trường, tất cả các sản phẩm còn lại đều là đối thủ của bạn. Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn.
Nhận định sản phẩm của bạn: lập kế hoạch Marketing giúp bạn có thể nhận định rõ ràng hơn về vị trí sản phẩm của mình để đánh giá khả năng cạnh tranh.
Đo lường cụ thể: bạn sẽ kiểm soát tốt hơn các hoạt động tiếp thị của mình dựa trên mốc thời gian đã lập sẵn.
Chiến lược cụ thể: mọi hoạt động sẽ được lên kế hoạch sẵn giúp bạn có thể hiểu và đưa ra các bước đi cụ thể, hợp lý tùy theo sự thay đổi của thị trường.
Tạo định hướng đúng đắn và giúp các thành viên có động lực làm việc.

Lập kế hoạch marketing
Lập kế hoạch Marketing thông minh
– Một kế hoạch Marketing tùy thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của sản phẩm sẽ có các dung lượng khác nhau.
– Dưới đây là những danh mục cơ bản cần được thể hiện trên một bản kế hoạch Marketing bài bản.
Tóm tắt hoạt động (Executive summary)
– Đây là phần đầu tiên cần được thể hiện trên một bản kế hoạch Marketing.
– Bạn cần phải trình bày ngắn gọn mục tiêu, các phần liên quan sẽ có trong bản kế hoạch này để các bộ phận thực hiện có thể nắm rõ hoạt động và vai trò của mình.
– Các nhà quản trị từ phần tóm tắt này có thể hình dung tổng quan về quá trình Marketing của toàn bộ dự án.
Tình trạng Marketing hiện nay (Current marketing situation)
– Có 5 khía cạnh bạn cần cập nhập ở danh mục này. Đây sẽ là những thông tin cơ bản nhất về thị trường và sản phẩm.
Market situation: các dữ liệu về thị trường mục tiêu bao gồm đối tượng, khuynh hướng tiêu dùng phổ biến, mức tăng trưởng của thị trường,…
Product Situation: các thông tin về sản phẩm, mức giá đặt ra, lợi nhuận ước tính đạt được,…
Competitive Situation: quy mô, sản phẩm, chiến dịch Marketing của những sản phẩm đối thủ trên thị trường để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Distribution Situation: phân tích các kênh phân phối của thị trường hiện tại, đánh giá tính hiệu quả của mỗi kênh.
Microenvironment Situation: khuynh hướng vĩ mô xét theo các khía cạnh về xã hội, chính trị, dân số, văn hóa,… sẽ có thể tác động đến sản phẩm của bạn.

Lập kế hoạch marketing
Phân tích cơ hội và vấn đề (Opportunity and Issue Analysis)
Opportunity Threats Analysis: phân tích rõ đâu là cơ hội cần nắm bắt, đâu là thử thách cần giải quyết, vượt qua.
Strengths/Weaknesses Analysis: phân tích điểm mạnh điểm yếu một cách trực quan về sản phẩm chính của chiến dịch.
Issues Analysis: dựa vào một loạt các đánh giá và phân tích trên, bạn cần đưa ra phân tích và đánh giá khái quát nhất các vấn đề cần phải giải quyết.
Các mục tiêu (Objectives)
– Có hai mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất mà bất cứ bản kế hoạch Marketing nào cũng cần phải có là Financial Objectives và Marketing Objectives.
Marketing Objectives: các mục tiêu mà quá trình quảng bá cần đạt được: tỷ lệ phủ sóng của sản phẩm, sự đa dạng của các kênh phân phối, ấn tượng với người tiêu dùng,…
Financial Objectives: các mục tiêu về tài chính cần đạt được: lợi nhuận từ sản phẩm, tỷ lệ hoàn vốn khả thi,…
Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)
– Đây là phần trọng tâm và là linh hồn của mỗi bản kế hoạch Marketing.
– Nội dung phần này bao gồm những hành động chi tiết trong quá trình quảng bá và phân phối sản phẩm sẽ theo suốt trong quá trình diễn ra chiến dịch.
các vấn đề cơ bản cần được làm rõ như:
Lựa chọn thị trường mục tiêu (Target Marketing)
Định vị sản phẩm (Positioning)
Dòng sản phẩm chính (Product Line)
Giá cả (Price)
Các đơn vị phân phối (Distribution Outlets)
Lực lượng bán hàng (Salesforce)
Dịch vụ (Service)
Quảng cáo sản phẩm (Advertising)
Chương trình khuyến mãi (Sales Promotion)
Nguyên cứu và phát triển sản phẩm (Research and Development)
Chương trình hành động (Action Programs)
– Những hoạt động theo từng bộ phận cụ thể.
– Phần khung xương quang trong trả lời cho từng câu hỏi: công việc này là của ai?, khi nào thực hiện công đoạn này?, chi phí phát sinh cho công đoạn này là bao nhiêu?,…
Dự tính lỗ lãi (Projected Profit-and-Loss Statement)
– Cân nhắc và đưa ra các con số dự trù chính sách cho ngân sách doanh nghiệp.
– Dự báo tình hình lỗ lãi, đưa ra các kịch bản về những trường hợp có thể xảy ra, chi phí chi trả cho nhân viên,… là những gì cần có trong bảng ngân sách này.
Kiểm soát(Controls)
– Theo sát và ghi lại những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch.
– Đưa ra các giải pháp cụ thể (nếu có) để hoàn thiện bản kế hoạch.
Một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh là việc không đơn giản và cần rất nhiều kinh nghiệm thực chiến. Hãy truy cập Wsbmarketing.com để có thể lập kế hoạch Marketing bài bản và có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hay ho này.
Xem thêm : Marketing – Wikipedia tiếng Việt